Chào các bạn, khi làm nhà thông minh, chắc hẳn các bạn đã biết rất nhiều thứ mới mẻ như công tắc thông minh, đèn thông minh, hệ thống quản lý thông minh, hay ngữ cảnh… và để điều khiển tất cả các thiết bị nhà thông minh, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe qua về Home Assistant
Còn đối với những bạn chưa biết gì về Home Assistant, cũng không sao cả, trong bài viết này, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu cặn kẽ về cái tên này nhé
Nội dung bài viết này
Home Assistant là gì?
Home Assistant (Hass) là một mã nguồn mở miễn phí, thường được cài đặt trên máy tính, giúp cho bạn kết nối tất cả các thiết bị thông minh vào cùng 1 hệ thống, quản lý giám sát nhà thông minh ở bất kỳ đâu trên thế giới và trên mọi thết bị
Home Assistant được lập trình bằng ngôn ngữ Python, được cộng đồng phát triển nên nó được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Nhà sáng lập nên Home Assistant chính là Nabucasa, anh cũng là người phát triển để đưa hệ thống Home Assistant lên Cloud (hệ thống điện toán đám mây) giúp cho việc quản lý Home Assistant trở nên dễ dàng và thuận tiện
Chức năng chính của Home Assistant
Khi xây dựng hệ thống nhà thông minh, chắc các bạn cũng biết có rất nhiều hãng cũng cấp thiết bị, điển hình là Xiaomi với hàng tá thiết bị, đủ chức năng, chi phí thấp nhưng hoạt động bền bỉ, hay Broadlink với những thiết bị thông minh điều khiển thay thế cho remote tivi, máy lạnh, quạt… rất hữu ích và chi phí cực tốt
Tuy nhiên, các hãng này có một vấn đề là không liên kết với nhau, mỗi hãng có một phần mềm riêng, ví dụ như Xiaomi có Mi Home, Broadlink có IHC…điều này dẫn đến không thể tương tác qua lại thiết bị giữa các hãng, đó lại là điểm đặc trưng nhất của Home Assistant
Home Assistant giúp kết nối thiết bị Xiaomi, kết nối thiết bị Broadlink, kết nối Google Home, Alexa hay hàng trăm các hãng lại với nhau ở cùng một nơi, trong cùng 1 hệ thống để quản lý thống nhất, không mất thời gian qua lại các ứng dụng và gia tăng hiệu quả, sự thông minh cho ngôi nhà của bạn
Tính đến thời điểm này, Home Assistant đã có thể kết nối 1492 thiết bị của hàng trăm hãng cũng cấp thiết bị lại với nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.home-assistant.io/integrations/
Ngoài ra, Home Assistant còn có thể mở rộng chức năng một cách dễ dàng, hay tạo ngữ cảnh cực kỳ thuận tiện và có thể tương tác với tất cả các hãng với nhau
Ngoài những chức năng tuyệt vời, Home Assistant còn có một cộng đồng đông đảo và năng động, đủ sức giúp cho bạn thực hiện bất kỳ dự án nhà thông minh nào.
Home Assistant và Hass.io
Khi tham khảo, nghiên cứu về Home Assistant, chắc các bạn cũng hay được nhắc đến Hass.io, và Home Assistant lại được viết tắt là Hass, điều này dễ gây ra sự hiểu lầm cho mọi người về 2 thuật ngữ này, vậy nó có khác nhau không. Câu trả lời là CÓ
Home Assistant là một mã nguồn mở để quản lý hệ thống, thường được viết tắt là Hass hoặc HA. Còn Hass.io không phải một hệ thống hoàn chỉnh, nói nôm na nó giống như một các mô đun hơn, nó được cài đặt và nằm trong Home Assistant, có nhiệm vụ giúp bạn quản lý các chức năng của hệ thống hay cài đặt thêm chức năng cho Home Assistant chỉ với 1,2 cú click chuột, bạn có thể tham khảo thêm về Hass.io tại https://hass.io
Cộng đồng Home Assistant Việt Nam và quốc tế
Tại Việt Nam, cộng đồng Home Assistant còn khá mới mẻ do xu hướng nhà thông minh cũng chỉ mới bùng phát lên trong 1 vài năm gần đây. Còn ở quốc tế, các cộng đồng về Home Assistant hoạt động khá năng động, các bạn có thể dễ dàng tìm thấy cho mình những nhóm trên facebook, hoặc cộng đồng tại home-assistant.com
Cài đặt Home Assistant trên PC
Để cài đặt Home Assistant, các bạn cũng cần một chút kiến thức về kỹ thuật để hiểu được ở mức độ cơ bản như: Raspberry là gì, SSH là gì, rồi SSL là gì.. ngoài ra, còn phải biết thêm một chút về các loại sóng như sóng Bluetooth, sóng zigbee, hay cũng nên tìm hiểu xem cảm biến là gì, các loại cảm biến trên thị trường…Các bạn có thể tham khảo các thuật ngữ liên quan đến nhà thông minh tại đây
Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá lo lắng, có rất nhiều bài viết với hình ảnh minh hoạ rõ ràng giúp các bạn chỉ cần copy paste là có thể cài được Home Assistant, mình sẽ hướng dẫn các bạn thật chi tiết cách chuẩn bị, cài đặt Home Assistant và tối ưu nó trong cùng seri bài viết này, nhưng vì nó khá dài nên mình sẽ chuyển nó qua bài Toàn tập hướng dẫn về Home Assistant [Phần 2], các bạn nhớ đón xem nhé
Giao diện chính của Home Assistant
Còn bên dưới đây chính là giao diện chính của Home Assistant sau khi đã cài đặt xong, trong giao diện này thì mình có đổi màu chút xíu thôi, nhưng cơ bản nó vẫn sẽ giống y như thế.
Trong một bài viết khác, mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn đổi giao diện của Home Assistant theo ý muốn để cá nhân hoá nó hơn, các bạn nhớ theo dõi trên blog nhà thông minh nhé
Các nguồn tham khảo về Home Assistant
Để tiện cho các bạn có thể nghiên cứu và nắm bắt thông tin về Home Assistant, mình xin chia sẻ các nguồn như bên dưới
- Trang chủ Home Assistant: https://www.home-assistant.io/
- Trang chủ Hass.io: https://www.home-assistant.io/hassio/
- Blog Nhà thông minh: https://nhathongminh.blog
- Cài đặt Home Assistant (English): https://www.home-assistant.io/getting-started/
- Các Components có thể kết nối với Home Assistant: https://www.home-assistant.io/integrations/
Nếu cần trợ giúp, các bạn hãy gửi bình luận bên dưới đến nhóm Nhathongminh.Blog nhé