Chào các bạn, đọc tiêu đề bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng hiểu được mình đang muốn chia sẻ điều gì rồi đúng không, đó là cách xây dựng nhà thông minh cho dân không chuyên (giống mình ;)) chi tiết từng bước từ A đến Z luôn
Thực ra thì mục tiêu mình xây dựng blog nhà thông minh không phải mình nhắm đến đối tượng dân chuyên, nên các bạn cũng đừng nghĩ mình tung hứng nhiều quá nhé, thật sự thì minh muốn tạo dụng blog này để cùng những bạn mới hiểu hơn về cách xây dựng nhà thông minh một cách chủ động và tiết kiệm, hơn nữa để chủ động chia sẻ kiến thưc cho nhau
Ok, mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn do bài viết này sẽ rất dài, để thực hiện nhà thông minh cũng giống như nấu một món ăn vậy, bước đầu tiên hết vẫn là khâu chuẩn bị:
– Quy mô thực hiện:
Căn hộ chung cư, bao gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 ban công, 1 lô gia, 1 bếp, 1 cửa chính, 1 cửa phụ. Trong đó, mỗi phòng có 1 máy lạnh, phòng khách có 1 tivi, đèn trang bị trong bếp, phòng khách, phòng ngủ đầy đủ.
Ghi chú: căn nhà này mìnht hực hiện thực tế luôn để các bạn dễ hình dung nhé, chứ không tạm dịch ở đâu, đây là căn hộ mình mới xây trong năm 2018, thiết kế: tConcept
Tuỳ theo mức độ trang bị đồ dùng trong nhà mà các bạn linh động nhé, đây là những thiết bị cơ bản, chưa liên quan đến độ thông minh trong ngôi nhà ha, chỉ sau khi mình gắn đầy đủ các thiết bị cảm biến, thiết bị tương tác nữa thì mới gọi là nhà thông minh được
Ở đây mình chọn thực hiện cho căn hộ chung cư 2 phòng ngủ vì nó phổ biến nhất, nếu các bạn có 1 phòng ngủ thôi hay 3 phòng ngủ thì chỉ cần gia giảm thiết bị tương ứng với ngân sách bỏ ra là được
– Thiết bị cần thiết: shopee tất cả thiết bị này các bạn có thể mua ở nhé, kiếm cái nào rẻ nhất mà mua
- 1 Máy tính: chắc chắn rồi, dùng để cài đặt hệ thống quản lý toàn bộ ngôi nhà, các bạn có thể dùng bất kỳ máy tính nào, Ram 2GB trở lên là được, hoặc có thể sử dụng 1 cái Raspberry 3+ chi phí tầm 1t5/1 bộ. Nếu có máy tính để bàn sẵn thì càng tốt, nhưng có 1 điều lưu ý là các bạn nên quan tâm đến lượng điện tiêu thụ của máy tính nhé vì nó sẽ hoạt động 24/24. Nếu với quy mô nhỏ 2 phòng ngủ thì Raspberry là khá ổn rồi. Xem như đầu tư khoảng 1,500,000Đ cho máy tính
- 2 bộ Xiaomi Home Kit: Mỗi bộ Xiaomi home Kit bao gồm 6 món (bộ trung tâm, cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, nút bấm, công tắc điện và cảm biến nhiệt độ), giá trung bình khoảng 1t/1 bộ. Mua 2 bộ là các bạn đã có 12 món rồi. Xem như đầu tư 2,000,000Đ cho 2 bộ Xiaomi Home Kit với 12 món đồ chơi
- 1 Google Home Mini: loa Google Home Mini dùng để giao tiếp điều khiển bằng giọng nói, chi phí đầu tư là 500,000Đ. Chỉ cần 1 cái đặt ở phòng khách là đủ. Nếu có nhu cầu thì mua thêm cho các phòng ngủ nhưng theo mình thấy trong phòng ngủ khá ít dùng, phòng khách là dùng nhiều nhất. Xem như đầu tư hết 500.000Đ
- 3 cảm biến cửa: Cái này thì các bạn có thể mua hay không cũng được, nhưng đối với 3 cái máy lạnh trong 3 phòng thì đầu tư thiết bị điều khiển máy lạnh chi phí rất cao, nên mình chế ý tưởng mới hoạt động cũng như nhau, nhưng 3 cảm biến giá mỗi cái chỉ tầm 250,000 thôi, rẻ hơn rất nhiều, 3 cái xem như đầu tư hết 750,000Đ
- 3 thiết bị điều khiển hồng ngoại Broadlink RM3: dùng để điều khiển tất cả các thiết bị sử dụng hồng ngoại, thiết bị này thì khá rẻ, 3 cái đầu tư hết khoảng 750.000Đ
Tổng chi phí cần đầu tư cho hệ thống: 5,500,000Đ
Các bạn nếu có điều kiện cũng nên đầu tư thêm một số thiết bị sau, nhưng chi phí khá cao nhé, hoặc đầu tư từ từ từng bước cũng được không sao cả:
- Robot hút bụi Xiaomi: tầm 5,500,000Đ cho 1 em Ô sin vừa lau vừa quét
- 3 máy lọc không khí: khoảng 7,500,000Đ/3 cái, dùng Xiaomi 2H là ok rồi
- 3 quạt thông minh để đỡ điện cho máy lạnh: 3,600,000Đ/3 cái của Xiaomi luôn
Bên cạnh đó, để các bạn có thể tiết kiệm thời gian theo dõi, hoặc bỏ qua những phần đã biết để đi vào cái mình cần luôn thì mình xin tổng hợp seri này bào gồm các chủ đề sau, các bạn có thể nhấn vào từng chủ đề để chuyển qua bài viết cần thiết luôn nhé, còn chủ đề nào chưa có thì do mình còn đang biên soạn, các bạn nhớ theo dõi blog thường xuyên để cập nhật ha:
- Phần 1: Chuẩn bị những thiết bị cần thiết & ngân sách thực hiện
- Phần 2: Tìm hiểu mục đích sử dụng của từng thiết bị
- Phần 3: Tiến hành cài đặt hệ thống
- Phần 4: Kết nối từng thiết bị vào hệ thống
- Phần 5: Kiểm tra hệ thống, cách quản lý & bảo dưỡng
- Phần 6: Tiến hành tạo ngữ cảnh cơ bản cho ngôi nhà thông minh
- Phần 7: Những ngữ cảnh nâng cao cho hệ thống
- Phần 8: Kiểm tra lỗi, cập nhật hệ thống và vận hành
- Phần 9: Lời kết
OK, vậy là mình vừa xong Phần 1, các bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng đồ chơi để đi tiếp vào phần 2 nhé, phần 1 thì mình viết ngắn thôi để các bạn đọc đỡ nản, nhưng những phần sau sẽ rất dài, kiên nhẫn xem và tự thực hiện cho ngôi nhà thông minh của mình nhé